Vòi chữa cháy

Vòi chữa cháy

Vòi chữa cháy nằm trong danh mục thiết bị chữa cháy không thể thiết của hệ thống chữa cháy đồng bộ, vòi chữa cháy có tác dụng dẫn nước từ trụ cấp nước đến nơi cháy và dễ dàng di chuyển trong khu vực lớn, phục vụ đắc lực cho công tác chữa cháy

Ngày nay, cuộn vòi chữa cháy còn được ứng dụng trong đa dạng mục đích khác như tương trợ xây dựng, tương trợ nông nghiệp, công nghiệp… giúp gia tăng năng suất và hiệu quả công tác mà nó tương trợ

Vòi chữa cháy hay vòi cứu hỏa  là một loại ống chịu được áp suất cao được kiểm soát bằng một van đóng mở dùng để dẫn nước hoặc bọt chữa cháy để dập tắt các đám cháy.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5740:2009 thì vòi chữa cháy là đường ống dẫn nước mềm chịu áp lực cao đưuọc dệt từ sợi tổng hợp, bên trong có tráng cao su, dùng để truyền chất chữa cháy đến đám cháy.

Lịch sử hình thành và phát triển vòi chữa cháy

Cho đến thế kỷ 19, hầu hết các đám cháy đều được dập tắt với nước được vận chuyển trong xô, chậu,.. Mãi đến cuối những năm 1860,  việc sử dụng vòi chữa cháy để vận chuyển nước từ máy bơm đến khu vực đám cháy mới trở nên phổ biến hơn

Ban đầu chúng được làm từ da. Đến khoảng những năm 1890, chúng được thay thế bằng sợi vải dệt.

Nhưng vì không bền nên các vòi chữa cháy làm bằng sợi lanh nhanh chóng bị thay thế bằng các vòi chữa cháy làm bằng cao su. Những chiếc vòi chữa cháy này tiếp tục được sử dụng đến năm 1960.

Sau khi phát minh ra quá trình lưu hóa như một phương tiện để biến cao su thô thành một sản phẩm cứng hơn, hữu ích hơn, dịch vụ chữa cháy đã từ từ thay đổi vòi chữa cháy da cồng kềnh sang vòi chữa cháy không có lớp lót, sau đó sang vòi chữa cháy cao su nhiều lớp ống lót và cuối cùng là loại vòi chữa cháy được làm từ sợi tổng hợp bên trong có tráng cao su.

Vòi chữa cháy thông dụng hiện nay được làm dệt bởi nhiều loại vải tự nhiên và tổng hợp cùng chất đàn hồi ở được tráng bên trong (chủ yếu là cao su). Những chất liệu này cho phép vòi chữa cháy lưu trữ chất chữa cháy ướt mà không bị hỏng hóc, nó cũng có khả năng chống lại tác hại của việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cùng hóa chất.